AnPro BM

Tư vấn kiến trúc

Làm trần nhà bằng nhựa – 3 điều bạn cần chú ý

Trần nhà bằng nhựa là một trong những loại vật liệu thông dụng nhất hiện nay. Bởi vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo cảm giác gần gũi, sang trọng mà lại dễ dàng thay thế.

Xem thêm:

1. So sánh trần nhựa và các loại vật liệu khác?

1.1. Trần nhựa:

Nếu như gia đình bạn eo hẹp về kinh tế thì làm trần nhà bằng nhựa sẽ là giải pháp hữu ích. Đây là loại trần có giá rẻ nhất và thi công nhanh nhất. Bạn hoàn toàn có thể hoàn thành công trình 100m2 chỉ trong 1-2 ngày. Đồng thời, trần nhựa còn có khả năng chống nóng, có thể ngăn được 95-97% bức xạ nhiệt từ bên ngoài, hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt. Vì vậy đây là một trong những loại vật liệu chống nóng hiệu quả nhất. Không những vậy, trần nhựa là vật liệu bền bỉ với tuổi thọ cao, nếu như trần thạch cao chỉ có tuổi thọ 5 năm thì trần nhựa có thể sử dụng đến 10 năm.

Trần nhựa nhẹ tạo thuận lợi trong việc di chuyển, dễ dàng tháo lắp
Trần nhựa nhẹ tạo thuận lợi trong việc di chuyển, dễ dàng tháo lắp

Tuy nhiên, trần nhựa cũng có một số hạn chế như: không thể phối màu sắc như mình mong muốn, chỉ được lựa chọn những màu sắc sẵn có nên tính thẩm mỹ không cao. Đồng thời đây cũng là sản phẩm dễ cháy nên cần lưu tâm trong quá trình sử dụng, sau một thời gian sử dụng, trần nhựa sẽ có những vết bụi bẩn của côn trùng hay của cát bụi bám vào sẽ làm trần mất đi vẻ đẹp.

1.2. Trần thạch cao:

Đây là loại trần đang thịnh hành với những ưu điểm tuyệt vời như đa dạng về mẫu mã, phối màu đa dạng, có thể tạo nhiều hoa văn trang trí khác nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao, chống ồn tốt, không bị nấm mốc và khói bụi. Tuy nhiên, điểm bất lợi là trần nhà bằng thạch cao dễ bị ngấm nước, dễ bị nứt mối tiếp giáp nếu không thi công đúng cách và thường đắt hơn so với các loại trần khác.

 

1.3. Trần nhôm: 

Trần nhôm là sản phẩm mới được du nhập vào Việt Nam có tính dẻo, dai, chịu lực và chịu nhiệt tốt, không bị giãn nở hay biến dạng, khả năng giữ màu tốt, dễ dàng vệ sinh lau chùi nên tạo cảm giác luôn như mới. Trần nhôm còn là sản phẩm khá thân thiện với sức khỏe con người. Tuy nhiên, giá thành của loại trần này đắt hơn các sản phẩm cùng tính năng, khả năng chống ồn không tốt. Vì vậy, trần nhôm chỉ phù hợp với những không gian có diện tích lớn và phẳng.

2. Hướng dẫn cách làm trần nhà bằng nhựa đúng cách

Làm trần nhà bằng nhựa có thể thi công nhanh chóng, dễ dàng hơn các loại trần khác. Việc thi công lắp đặt trần nhựa chính xác và khoa học, đúng quy trình kỹ thuật được thực hiện qua các bước sau:

2.1. Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa và độ cao trần

Trước khi tiến hành lắp ghép trần nhựa, bạn cần xác định vị trí chính xác vị trí muốn đặt trần sao cho phù hợp với chiều cao không gian và để trần nhựa có thể phát huy hết công dụng của mình đó là trang trí, cách âm, cách nhiệt… Bạn có thể sử dụng ống nivo hoặc tia laser để xác định chiều cao của trần cho chính xác nhất.

Đối với mái tôn hoặc Fibro xi măng thì khoảng cách với trần nhựa tối thiểu là 1,5m; đối với mái bê tông khoảng cách tối thiểu là 0,5m.

2.2. Bước 2: Lắp khung xương trần nhựa

Sau khi đã xác định chính xác vị trí lắp đặt trần nhựa, bạn cần tiến hành lắp khung phào xung quanh, cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít.

Tiếp theo là bước treo khung trần, đối với mái ngói, mái tôn hay mái Fibro xi măng bạn có thể treo khung trần lên các xà gồ mái bằng dây thép chuyên dụng, còn đối với mái bê tông bạn dùng khoan và treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.

Lưu ý khi lắp ghép các xương, cần giữ khoảng cách tối thiểu giữa các xương là 80cm và tối đa là 100cm tùy thuộc vào từng công trình cụ thể.

2.3. Bước 3: Cố định tấm trần nhựa

Sau khi đã lắp các khung xương chắc chắn, bạn cần ghép các tấm trần nhựa vào khung xương. Để ghép được các tấm trần nhựa này, bạn cần đo chiều rộng của mặt bằng, sau đó dùng dao chuyên dụng cắt tấm trần nhựa theo kích thước đó. Lưu ý đặc biệt là nên trừ sai số khoảng 5mm.

Sau đó dùng dây thép hoặc đinh vít cố định tấm trần nhựa vào khung xương sao cho chắc chắn. Chú ý lắp các tấm trần sao cho các hèm khóa ăn khớp với nhau để tạo độ chắc chắn và an toàn.

Đây là 3 bước cơ bản nhất để bạn có thể tự lắp đặt trần nhựa cho ngôi nhà của mình đúng cách và đẹp mắt nhất.

Trần nhựa có nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Làm trần nhà bằng nhựa giúp bạn tiết kiệm chi phí, thuận  lợi trong thi công và lắp đặt, đa dạng về phong cách và phù hợp với nhiều công trình, không gian khác nhau.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *