AnPro BM

Tư vấn kiến trúc

Sửa nhà: 10 kinh nghiệm cần thiết cho mọi gia đình (Phần 2)

Tiếp tục kinh nghiệm sửa nhà cho mọi gia đình (Phần 1), AnPro xin tiếp tục đưa đến 5 kinh nghiệm hay trong việc sửa nhà dành cho các hộ gia đình.

6. Đối với cải tạo nhà mở rộng không gian bằng cách làm gác xếp

Trước khi làm gác, bạn cần xem lại hiện trạng nhà cũ, nếu thấy yếu, có thể gia cố thêm nền móng và cột chịu lực. Có thể “lên” gác bằng đúc “giả” hay lót ván sàn, yêu cầu đúc đà kiềng khoảng 10 x 20cm dọc – ngang suốt trên đầu tường hoặc dùng thép hình chữ I (thay vì đúc) để sau khi gác đà làm sàn được phẳng và đằm.

7. Nếu bạn làm sàn giả đúc

Có thể sử dụng đà sắt tiện dụng, độ chính xác cao và giá rẻ hơn là gỗ. Sau khi gác đà, trải một lớp tôn lên và dùng lưới kẽm mắt cáo thay thế cốt thép, đổ bê tông bằng đá mi hoặc đá 1-2.

Chiều dày lớp sàn này chỉ khoảng 5cm, phía trên vẫn lát gạch bình thường. Khoảng cách của các đà giới hạn trong 0,5m trở lại và lấy phương ngắn nhất để gác đà chính, đà phụ đặt thẳng góc với đà chính. Đà chính thường dùng quy cách 5 x 10cm hoặc thép hình chữ I và đà phụ là 4 x 8cm.

8. Nếu bạn làm gác gỗ

Lưu ý đóng thêm găng giữa những vị trí nối ván sàn bên trên. Sàn sử dụng ván ép dày chừng 2cm, không nên dùng ván okal hay MDF vì nó không thích hợp, dễ bong rộp hay trương nở nếu gặp nước.

sửa nhà cấp 4
Sửa nhà: 10 kinh nghiệm cần thiết cho mọi gia đình

9. Nếu bạn muốn có chất lượng tốt và đẹp hơn khi cải tạo nhà

Có thể dùng ván lót sàn dày chừng 1,8cm, bề mặt rộng khoảng 25-30cm và trải suốt sàn gác. Loại ván này phải chạy rãnh cạnh âm/dương (lưỡi gà) để kết ráp; và thường sau một năm ván gỗ sẽ khô và ngót lại, tạo những khe hở trông xấu.

Có thể khi lót ván chỉ đóng “gá” đinh – đóng tạm một ít đinh vào một số điểm, sau một năm, nhổ đinh lên và đôn, đẩy ván lại cho khít, khi đó mới đóng chắc luôn. Trong kiến trúc hiện đại, thay vì gỗ đã có nhiều giải pháp sử dụng sàn nhựa vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ hay giá thành.

10. Bạn muốn nâng thêm tầng

Nếu hệ thống móng cũ không chịu đủ lực tải thì phải làm một hệ thống móng mới kế móng cũ. Sau đó đổ cột xuyên sàn tầng cũ và có thể cơi thêm vài tầng, tùy độ cao mà nhà thiết kế tính toán lực tải của móng. Từ đó nên nhờ nhà chuyên môn biết rõ hệ thống móng và tính toán sức chịu tải của các tầng trên. Kiến trúc sư thiết kế mô hình kiến trúc ngôi nhà, về phần kết cấu tức là sức chịu tải của ngôi nhà thì kỹ sư kết cấu tính toán chi tiết.

Công việc sửa chữa, xử lý sự cố, cơi nới, cải tạo nhà thường phức tạp hơn nhiều so với công việc xây mới, các yếu tố kỹ thuật của công trình hiện tại, triển khai trong điều kiện khó khăn… làm nhiều gia đình bối rối. Hy vọng những kinh nghiệm trên có thể phần nào giúp các gia đình lựa chọn được các phương án tối ưu trong việc sửa chữa tổ ấm của mình.

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *